(ảnh chụp cùng ông Tô Huy Rứa) |
Thứ Sáu, 26 tháng 4, 2013
Ảnh chụp cùng ông Tô Huy Rứa (Trưởng Ban tổ chức TW)
Thứ Năm, 4 tháng 4, 2013
Huyện Tân Thành: Phòng chống bệnh lao còn gặp nhiều khó khăn
20-03-2013
15:30
| |||
Huyện Tân Thành
hiện là địa phương nằm trong vùng dịch tễ lao cao nhất tỉnh BR-VT (tính trên 100
ngàn dân). Trung bình mỗi năm, toàn huyện có 200 ca mắc được trung tâm y tế
huyện điều trị.
Lao là bệnh dễ
lây nhưng cũng dễ chữa trị nếu bệnh nhân tuân thủ theo phác đồ trị liệu của bác
sỹ. Tuy nhiên, nhiều người bị nhiễm lao có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, công việc
không ổn định nên việc chữa trị gặp trở ngai, điều này gây ảnh hưởng không nhỏ
đến công tác phòng chống lao ở địa phương.
Chỉ tính từ đầu
năm 2013 đến nay, Trung tâm y tế huyện Tân Thành tiếp nhận và điều trị cho 155
người mắc bệnh lao, trong đó có 45 ca lao mới, còn lại là bệnh nhân lao tái
nhiễm. Trong số 155 ca lao đang điều trị có 121 ca mang nguồn lao
lây.
Bác sỹ Trần Kim
Minh, Đội trưởng đội y tế dự phòng, Trung tâm Y tế huyện Tân Thành cho biết:
“Huyện Tân Thành có nhiều nhà máy, xí nghiệp, cụm cảng, do vậy lượng dân cư từ
các địa phương khác đến làm việc tại các KCN rất nhiều. Đó là các đối tượng có
rất nhiều nguy cơ mắc lao. Do đời sống của họ thiếu thốn, ăn uống không đầy đủ,
nơi ở chật chội, ảnh hưởng nhiều đến việc phòng chống lao. Quản lý và điều trị
cho những người này rất khó, nếu ở đây không có việc làm họ lại bỏ đến nơi khác
để tìm việc mới cho nên việc điều trị gián đoạn.
Bên cạnh đó, ở
huyện Tân Thành có một số mỏ tẩy đá granit, người dân làm việc cực nhọc họ hít
phải bụi đá dẫn đến viêm phổi và rất dễ mắc bệnh lao. Dịch HIV/AIDS cũng là nguy
cơ dẫn đến tăng số bệnh nhân lao. Hiện huyện Tân Thành đứng thứ hai toàn tỉnh về
số người nhiễm HIV và nhiều người nhiễm HIV đồng thời bị nhiễm lao. Ngoài các
bệnh nhiễm trùng, thì còn có một số bệnh liên quan đến lao như bệnh tiểu đường.
Khi điều trị cho bệnh nhân lao mà có thêm bệnh tiểu đường là rất khó vì khả năng
kháng bệnh rất kém.”
Với những bệnh
nhân mới mắc bệnh lao, thời gian điều trị kéo dài khoảng 8 tháng. Nếu tuân thủ
đúng phác đồ trị liệu, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và có thời gian nghỉ ngơi
thì bệnh lao được chữa khỏi hoàn toàn và ít có nguy cơ tái nhiễm. Trung bình mỗi
năm, tỷ lệ bệnh nhân lao khỏi bệnh sau điều trị tại huyện Tân Thành đạt từ 85
đến 92 %.
Anh Trần Đức Võ,
ngụ xã Tân Hải, huyện Tân Thành nói: “Lần đầu tiên tôi phát hiện bệnh lao thì
tôi lo sợ, sau đó tôi lên Trung tâm Y tế huyện Tân Thành, được bác sỹ Minh hướng
dẫn cho, các ban ngành xuống động viên tôi được chữa miễn phí không mất tiền,
tôi càng yên tâm chữa trị và tôi đã được chữa khỏi.”
Cũng có cảm giác
lo sợ khi phát hiện nhiễm lao, anh Châu Phước Phi, ngụ xã Tân Phước, huyện Tân
Thành cho biết: “Lúc em mắc bệnh, em lo sợ, sợ chữa tốn tiền nên em giấu giếm,
được một người bạn của vợ giới thiệu lên Trạm Y tế rồi sau này khoảng hai tháng
căn bệnh lao hết, em rất vui mừng.”
Tuy nhiên, việc
bệnh nhân tuân thủ phác đồ điều trị cũng gặp khó khăn do hoàn cảnh kinh tế mỗi
người khác nhau. Và trong thực tế, tỷ lệ phát hiện bệnh nhân lao tại Tân Thành
vẫn còn thấp. Bởi người mắc lao vẫn mặc cảm, sợ sự kỳ thị của xã hội nên giấu
bệnh và chỉ đi khám khi bệnh đã rất nặng. Trung bình, một bệnh nhân lao mỗi năm
có thể lây nhiễm sang từ 10 đến 15 người nếu không được cách ly. Như vậy, số
bệnh nhân mắc lao chưa được phát hiện sẽ là nguy cơ lây lan ra cộng đồng. Việc
này càng gây khó khăn cho công tác phòng chống lao tại địa
phương.
Bác sỹ Trần Kim
Minh cho biết thêm: “Trong quá trình điều trị, ngoài việc uống thuốc đều đặn,
người mắc lao còn phải ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và phải có thời gian nghỉ
ngơi. Hiện bệnh nhân lao được hỗ trợ miễn phí thuốc điều trị nhưng các hỗ trợ về
dinh dưỡng thì không có cho nên nhiều bệnh nhân lao vừa điều trị vừa làm việc
nặng dễ bị tái phát trở lại.”
Cũng theo bác sỹ
Minh, bệnh lao làm tổn hai đến sức khỏe rất lớn và nguy hiểm đến tính mạng người
bệnh. Nên khi bệnh nhân thấy bị ho kéo dài từ 2 đến 3 tuần thì phải đi khám ngay
để được xét nghiệm đàm miễn phí. Nếu phát hiện bệnh thì sẽ được điều trị đầy đủ
8 tháng. Vấn đề điều trị lao không phân biệt người thường trú hay tạm trú, miễn
là bệnh nhân cam kết tham gia điều trị đầy đủ trong 8 tháng. Ngoài đối tượng
nghi lao do ho kéo dài trên 2 tuần, thì khi có các dấu hiệu như ho ra máu, sốt
về chiều, đau ngực, nổi hạch bất thường, bệnh nhân nên đến các chuyên khoa lao
để được khám và điều trị.
Phòng chống căn
bệnh này vẫn là yếu tố cần thiết nhất. Vì vậy, người dân cần thường xuyên kiểm
tra phổi để phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời. Người lành bệnh có thể hạn
chế tình trạng lây bệnh lao bằng cách mang khẩu trang khi tiếp xúc với nguồn lao
lây. Dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, thông thoáng, thường xuyên phơi nắng các dụng cụ
sinh hoạt để sát khuẩn và diệt các loại vi trùng gây bệnh.
Ngô
Chiến
| |||
Các tin khác |
Nhân dân huyện Tân Thành tích cực tham gia hiến máu tình nguyện
Xã hội | |||
02-04-2013
10:49
| |||
Những năm qua,
phong trào hiến máu tình nguyện được Hội Chữ thập đỏ huyện Tân Thành triển khai
rộng khắp tới từng thôn, ấp, khu phố và tổ dân cư. Qua tuyên truyền, vận động,
nhân dân trên địa bàn huyện đã tích cực tham gia hiến máu, trong đó có nhiều
trường hợp hiến máu hơn 20 lần.
Từ năm 2006, chị
Võ Thị Kim Liên (xã Sông Xoài, huyện Tân Thành) đã tham gia hiến máu tình
nguyện. Lúc đầu, chị bị người thân phản đối, nhưng chị hiểu “hiến máu là một
nghĩa cử cao đẹp” và không có hại cho sức khỏe, nên đã vượt qua rào cản gia đình
để hiến tặng những giọt máu của mình cứu giúp người bệnh trong cơn hoạn nạn. Đến
nay, chị Kim Liên tình nguyện hiến máu đến 21 lần, với 25 đơn vị
máu.
Chị Võ Thị Kim
Liên nói: “Đối với những người bệnh, mình không có của giúp họ thì mình nghĩ
giọt máu cũng có giá trị đối với người ta và mình đóng góp chút ít. Sau này được
cán bộ Hội Chữ thập đỏ động viên, từ từ ông xã mình cũng đi hiến máy, sau này
con cái cũng đi.”
Không chỉ tham
gia hiến máu, chị Liên còn tuyên truyền để chồng và các con hiểu được ý nghĩa
cao cả của việc hiến máu. Và qua tuyền truyền vận động, cộng với việc chứng kiền
sức khỏe của chị Liên được cải thiện rõ rệt khi tham gia hiến máu, nên chồng và
hai người con của chị cũng tích cực tham gia.
Anh Nguyễn Đức
Tính, chồng chị Võ Thị Kim Liên cho biết: “Lúc đầu vợ tôi đi hiến máu, tôi cũng
phản đối, nhưng khi thấy sức khỏe vợ ổn định nên năm 2007 tôi cũng tham gia và
đi thì thấy sức khỏe mình càng ngày càng tốt. Mình thấy đó là việc nhân đạo cần
phải làm để cứu người. Người nghèo không có tiền mua máu thì mình có máu mình
giúp họ. Đến nay cả gia đình cũng hiến được bốn chục lần.”
Tính từ năm 2005
đến nay, huyện Tân Thành có 5.379 lượt người tham gia hiến máu với 4.810 đơn vị
máu, trong đó có nhiều trường hợp hiến máu từ 20 lần trở lên.
Không chỉ vận
động nhân dân tham gia hiến máu tình nguyện, Hội Chữ thập đỏ huyện Tân Thành còn
thành lập đội “Ngân hàng máu sống” gồm 50 tình nguyện viên. Với tinh thần tự
nguyện, kịp thời đáp ứng nhu cầu máu cấp cứu và điều trị của bệnh nhân, các tình
nguyện viên của đội ngân hàng máu sống huyện Tân Thành luôn sẵn sàng lên đường
đi bất cứ đâu, vào bất kỳ thời gian nào khi được điều động.
Anh Bùi Văn
Trưởng (xã Hắc Dịch, huyện Tân Thành). “Tôi tham gia hiến máu từ năm 1999, đến
nay đã hiến được 44 lần. Tôi rất vui khi cứu được 2 phụ nữ sinh con đầu lòng bị
băng huyết ở Tân Trụ (tỉnh Long An) và xã Hắc Dịch vào năm 2003, lúc đó, tại
các bệnh viện, lượng máu rất hiếm."
Phong trào hiến
máu tình nguyện hiện đã lan tỏa sâu rộng trên địa bàn huyện Tân Thành, thuhút
không chỉ trong cộng đồng dân cư, mà lan tỏa ra số lao động đang làm việc tại
các khu công nghiệp trên địa bàn với lượng người tham gia năm sau luôn cao hơn
năm trước từ 25 đến 50%.
Bà Phạm Thị Hồng
Thung, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ huyện Tân Thành, cho biết: “Năm 2013, chỉ tiêu
hiến máu nhân đạo tỉnh giao cho huyện Tân Thành rất cao là 1.709 đơn vị máu
(tăng 57% so với năm 2012)… Để đạt được chỉ tiêu trên, đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn
của các cấp Hội Chữ thập đỏ huyện trong công tác tuyên truyền, vận động nhân
dân, cán bộ, công nhân viên và người lao động tích cực tham gia hiến
máu.”
Với thông điệp
“Sẻ giọt máu đào - Trao niềm hy vọng”, nhân dân huyện Tân Thành đã và sẽ tiếp
tục chia sẻ những giọt máu của mình giúp đỡ các bệnh nhân trong lúc khó khăn,
hoạn nạn.
Ngô
Chiến
| |||
Các tin khác |
Quí 1, CA Tân Thành: cấp 2.197 chứng minh nhân dân cho công dân
Pháp luật |
03-04-2013
16:57
|
Hiện
nay, bên cạnh việc tiếp nhận và giải quyết hồ sơ làm chứng minh nhân dân tại đơn
vị, Đội cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an huyện Tân Thành
còn tổ chức làm chứng minh nhân dân lưu động, kịp thời đáp ứng nhu cầu của nhân
dân.
Theo đó, Đội đã
tổ chức 6 đợt làm chứng minh nhân dân lưu động tại các xã, thị trấn và các
trường THPT trên địa bàn huyện, góp phần giảm bớt thời gian đi lại và tiết kiệm
chi phí cho người dân.
Từ đầu năm 2013 đến nay, Đội đã tiếp
nhận 2.197 hồ sơ xin làm chứng minh nhân dân, trong đó hồ sơ xin cấp mới 1.000
trường hợp, cấp đổi lại 793 trường hợp, cấp lại 404 trường hợp. Tất cả các hồ sơ
đều được cán bộ, nhân viên trong đội giải quyết nhanh chóng, đúng
hẹn.
Ngô Chiến
|
Nông dân xã Châu Pha trồng dưa hấu trên đất mía
Kinh tế |
03-04-2013
16:41
|
Hiện nay, nông
dân xã Châu Pha, huyện Tân Thành, đang tận dụng đất trồng mía để trồng dưa hấu
nhằm tăng thu nhập và cải thiện đời sống.
Xã Châu Pha hiện có hơn 50 hécta đất trồng mía
tím. Vụ mía tím thường kéo dài 9 tháng (từ tháng 6 năm trước đến tháng 2 năm
sau). Sau khi thu hoạch xong, bà con nông dân tận dụng đất để trồng dưa hấu.
Theo các
hộ dân, dưa hấu là loại cây trồng có thời
gian sinh trưởng ngắn (khoảng 70 ngày là có thể cho thu hoạch). Nếu chăm sóc
tốt, năng suất dưa hấu có thể đạt 1,5 tấn/ sào. Với giá bán 8 ngàn đồng/1 kg,
người trồng dưa thu lời khoảng 60 triệu đồng/1 hécta.
|
Hội nghị thành lập HTX bưởi da xanh Sông Xoài
Hợp tác xã bưởi da xanh Sông Xoài gồm 53 xã viên (là
những người trực tiếp trồng bưởi da xanh), trụ sở chính được đặt tại ấp Phước
Bình (xã Sông Xoài), chuyên thu mua các sản phẩm nông nghiệp, cung cấp giống
cây trồng, cung cấp vật tư nông nghiệp và tư vấn quy trình sản xuất bưởi da
xanh theo tiêu chuẩn Vietgap. Tổng vốn
đầu tư hơn 1 tỷ 365 triệu đồng, trong đó vốn do xã viên đóng góp là 90 triệu
đồng, còn lại là vốn vay dự án và các nguồn khác. Dự kiến mỗi ngày, Hợp tác xã
tiêu thụ từ 1 đến 1,5 tấn bưởi da xanh. Sau khi trừ chi phí, lợi nhuận sẽ chia
theo vốn đóng góp của xã viên.
Bưởi da xanh bắt đầu được người dân xã Sông Xoài trồng
thử nghiệm vào năm 2001 trên diện tích 1,5 hécta. Đến nay, toàn xã có khoảng 60
hộ trồng bưởi da xanh với tổng diện tích hơn 30 hécta. Hiện, bưởi da xanh được
bà con nông dân bán đại trà cho thương lái nên giá cả không ổn định. Việc thành
lập HTX bưởi da xanh Sông Xoài nhằm tạo thương hiệu và đầu ra cho bưởi da xanh
của địa phương. Đây cũng là đầu mối liên kết giữa nhà vườn với doanh nghiệp để
tiêu thụ sản phẩm, góp phần bình ổn giá, bảo vệ quyền lợi cho nhà vườn. Tham
gia hợp tác xã, các xã viên còn được hỗ trợ vốn sản xuất, phân bón và kỹ thuật
trồng bưởi đạt năng suất, chất lượng cao.
Hội nghị đã bầu ra ban quản trị hợp tác xã, ông Phạm
Văn Ta được xã viên tín nhiệm bầu làm chủ nhiệm HTX bưởi da xanh Sông Xoài
(nhiệm kỳ 2013 - 2015)
Về thăm di tích Núi Dinh
26-03-2013
15:16
|
||||||
Đã
thành truyền thống, hằng năm vào dịp 26/3, huyện đoàn Tân Thành lại tổ chức
cho đoàn viên, thanh niên về thăm di tích Núi Dinh để ôn lại truyền thống đấu
tranh kiên cường, bất khuất của quân và dân huyện Tân Thành nói riêng và tỉnh
BR-VT nói chung.
Nơi đây từng
ghi dấu bước đường di cư, quá trình khai phá vùng đất Nam bộ của người Việt. Trong cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, Núi Dinh là căn cứ cách mạng của
quân đội ta.
Núi Dinh
trước thế kỷ 19 thường được gọi là núi Trấn Biên, cùng với tên vùng đất rộng
lớn Biên Hòa - Bà Rịa, gồm các đỉnh Bao Quan cao 504 m, đỉnh núi Dinh cao 491
m, đỉnh núi ông Hựu cao 444 m.
Lợi dụng
địa hình hiểm trở, cuối năm 1952, Thị ủy Bà Rịa đã bí mật chuyển căn cứ hoạt
động từ rừng Sác (xã Long Sơn) về Núi Dinh. Trong hai cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, Núi Dinh là cơ sở an toàn che chở cho các đơn vị
vũ trang của huyện Châu Đức, Thị ủy Bà Rịa, Tỉnh ủy, Tỉnh đội Bà Rịa-Long
khánh… Từ căn cứ Núi Dinh, nhiều lần các đội quân ta bất chợt tập kích vào
hang ổ của địch ở Nhà Tròn, cầu Long Hương, cầu Thủ Lựu, Trung tâm huấn luyện
Vạn Kiếp… làm cho quân địch phải hoảng sợ.
Trong
những năm tháng chống Mỹ xâm lược, đã nhiều lần Núi Dinh trở thành tiêu điểm
của các đợt đánh phá ác liệt của quân thù. Khốc liệt nhất phải kể đến giai
đoạn 1966 - 1972, quân địch trút hàng ngàn tấn bom đạn xuống Núi Dinh nhưng
vẫn không hề khuất phục được những chiến sỹ cách mạng quả cảm. Núi Dinh đã
lập được chiến công vang dội vào mùa khô năm 1966 - 1967, khi quân ta đánh
bại trận càn của lực lượng Mỹ - Úc, rồi ngay sau đó, vững vàng chỉ đạo cuộc
tiến công mùa xuân 1968 với phương thức huyện giải phóng huyện, xã giải phóng
xã. Những người chiến sỹ BR-VT trìu mến gọi Núi Dinh là bản anh hùng ca và bản anh hùng ca ấy còn vang
mãi trong lịch sử cách mạng của tỉnh BRVT
Năm
1993, Núi Dinh được Bộ văn hóa thông tin cấp Bằng công nhận di tích lịch sử
cấp Quốc gia. Hiện nay Núi
Dinh không chỉ là địa điểm du lịch hấp dẫn mà còn là địa chỉ về nguồn của tuổi
trẻ trong và ngoài huyện Tân Thành.
Anh
Huỳnh Xuân Khang, Bí thư huyện đoàn Tân Thành, chia sẻ: “Chuyến đi này giúp
cho tuổi trẻ huyện Tân Thành ôn lại truyền thống lịch sử hào hùng của dân tộc
ta trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Bên cạnh đó
các bạn đoàn viên thanh niên còn được tham gia các hoạt động vui chơi giải
trí lành mạnh, nhân dịp kỷ niệm 82 năm ngày thành lập Đoàn thanh niên cộng sản Hồ
Chí Minh và hưởng ứng tháng Thanh niên 2013.”
Trong
đợt về nguồn này, hơn 200 đoàn viên, thanh niên huyện Tân Thành đã dọn dẹp vệ
sinh, lau dọn nhà truyền thống, dâng hương tưởng nhớ các anh hùng, liệt sỹ đã
hy sinh giành lại độc lập tự do cho dân tộc; tham quan những địa danh lịch sử
như Hang Dây Bí, Hang Tổ, Hang Mai, Bưng Lùng, Chùa Diệu Linh, Hang Dơi, chùa
Ông Trọng… Đồng thời, tham quan nhà truyền thống, nơi trưng bày các hiện vật,
tài liệu là dẫn chứng của cuộc đấu tranh của quân dân tỉnh BRVT.
Được ôn lại những chặng đường lịch sử vẻ vang của quân dân tỉnh nhà, các bạn
trẻ huyện Tân Thành đều rất tự hào và quyết tâm giữ gìn văn hóa di tích của Núi
Dinh; đồng thời ra sức thi đua học tập, bảo vệ tổ quốc, đóng góp sức trẻ của mình xây dựng quê hương Tân Thành ngày
càng giàu đẹp.
Chị
Nguyễn Thị Thu Hằng, đoàn viên Chi đoàn Viện Kiểm sát nhân dân huyện Tân
Thành cho biết :“Mỗi lần trở về căn cứ Núi Dinh, tôi cảm thấy rất tự hào về
những thành quả mà quân dân huyện Tân Thành đã để lại. Chúng ta phải nỗ lực
để giữ gìn văn hóa di tích của Núi Dinh,
đồng thời
góp sức trẻ xây dựng huyện Tân Thành ngày càng phát triển hơn.”
Anh Nguyễn Quang Hoài (Bí thư xã đoàn Hắc Dịch, huyện Tân Thành) tâm sự, Chuyến về
nguồn này rất có ý nghĩa với các đoàn viên thanh niên nhất là đoàn viên thanh
niên trẻ trong việc giáo dục truyền thống, qua đó thắt chặt tình
đoàn kết giữa các đoàn viên thanh niên. Bản thân tôi cũng như các đoàn viên cần
cố gắng tu dưỡng đạo đức lối sống để đóng góp xây dựng
huyện Tân Thành xứng đáng với những hy sinh mà ông cha ta ngã xuống cho nền độc
lập hôm nay.
Với những
chiến công vang dội và cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, Núi
Dinh đã và mãi là niềm tự hào cho tuổi trẻ và nhân dân huyện Tân Thành nói
riêng, tỉnh BR-VT nói chung.
Ngô
Chiến
|
||||||
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)