Thứ Năm, 7 tháng 3, 2013

Nhọc nhằn mư sinh

Xã hội BRT.VN

05-03-2013 14:52
Trong xã hội hiện nay, ngày càng có nhiều phụ nữ đảm nhận vai trò trụ cột kinh tế trong gia đình. Để đảm đương vai trò này, các chị em đã phải nỗ lực rất lớn. Đối với những phụ nữ chưa có điều kiện học vấn, lẫn học nghề, để chăm lo kinh tế gia đình, nhiều chị em phải làm cả những việc ngoài sức vóc.
Nói đến làm gạch ngói, người ta thường nghĩ đến công việc của những người đàn ông khỏe mạnh. Nhưng tại Công ty Cổ phần Gạch ngói Gốm xây dựng Mỹ Xuân, huyện Tân Thành hiện có 141 lao động nữ.
Để có được viên gạch, viên ngói hoàn chỉnh phải qua các công đoạn từ nhào trộn đất đến cắt Galet, dập khuôn, phơi khô, sấy khô rồi cho vào nung... Hầu hết các công đoạn đều nặng nhọc và đòi hỏi phải tập trung cao, vậy mà, lại được bàn tay của các nữ công nhân ở đây làm một cách thuần thục.
 
Người phụ nữ nhỏ bé, vẫn cần mẫn làm việc dưới cái nắng chói chang

Những gương mặt sạm lại vì nắng gió, những đôi tay chai sần, khô khốc vì đất, khuôn đúc, lò nung… Công việc vất vả cứ nối tiếp nhau qua bao tháng ngày không dứt, nhưng bù lại các chị được công ty quan tâm, chia sẻ kịp thời những khó khăn nên thấy vui và an tâm làm việc.
Chị Lương Thị Vân làm trong Tổ xếp phơi, Công ty Cổ phần Gạch ngói Gốm xây dựng Mỹ Xuân, cho biết: “Đối với người phụ nữ, công việc ở đây rất nặng nhọc. Chính vì công việc nặng nhọc nên Công đoàn công ty rất quan tâm chăm lo cho chị em phụ nữ, nhất là vào các ngày 8/3, 20/10 hay thăm hỏi khi ốm đau.”
Còn chị Trần Thị Hà đã làm tại công ty được 9 năm, chị rất hài lòng với công việc hiện tại. “Chị chuyển qua tổ phân loại được 4 năm, thu nhập cũng được hơn 4 triệu một tháng. Nói chung công việc ở đây so với phụ nữ thì cũng hơi nặng. Nhưng ở đây thời gian nghỉ ngơi nhiều, ngày làm đúng 8 tiếng, trưa có thể về lo cho con học hành. Công việc ở đây vất vả bù lại có công việc làm đều đặn thì cũng vui.”
Là phụ nữ, ai cũng muốn tìm được công việc có thu nhập ổn định và môi trường lao động an toàn, phù hợp với sức khỏe của mình. Chị Trần Thị Hoa (xã Phước Hòa, huyện Tân Thành) hiểu điều đó, nhưng do trình độ học vấn thấp nên chị đành ngày ngày theo chồng đến khu vực mỏ đá xã Tân Phước (huyện Tân Thành) để chẻ đá.
 
Chị Trần Thị Hoa không ngơi tay với công việc

Dưới cái nắng chói chang, cánh tay chị vẫn không ngừng quai búa đập vỡ từng viên đá. Trung bình mỗi ngày, chị Hoa chẻ được 100 viên, thu nhập 200 ngàn đồng.
“Do mình không có học vấn nên chọn theo chồng để đi làm. Làm nghề này, dập tay, chân, bị đá văng cả vào mắt, công việc vất vả nhưng với mình, có con cái ngoan ngoãn, học hành đến nơi đến chốn là thấy mừng rồi…” chị Hoa đầy vẻ tự hào và mãn nguyện khi nói về các con.
Huyện Tân Thành hiện có 12 mỏ đá, với trên 50 cơ sở sản xuất, xuất khẩu đá tẩy - đá chẻ nằm dọc quốc lộ 51, tạo việc làm cho gần 2 ngàn lao động. Trong số này, có khoảng 400 lao động nữ. Thu nhập bình quân từ 2,5 triệu 4 triệu đồng/người/tháng. Phần lớn chị em là người địa phương, không có vốn liếng, đất sản xuất, lẫn trình độ văn hóa thấp, nên đành chấp nhận chọn công việc nặng nhọc và nhiều rủi ro. Đổi lại những nhọc nhằn của họ là trang trải được chi tiêu trong gia đình, con cái có điều học hành đến nơi đến chốn. Với người phụ nữ, đó cũng là niềm hạnh phúc lớn lao!
Ngô Chiến
Các tin khác

  • Thói quen gây hại cho não(05/03/2013 07:06)
  • Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét